Có rất ít bài hát trở nên bất tử, vượt thời gian giống như “Dust in the wind”. Một vài bài hát trở thành huyền thoại vì giai điệu cuốn hút, một số thì có lời bài hát đầy ý nghĩa. Thật hiếm khi có ca khúc nào hội tụ được cả hai yếu tố trên. Trong đó, “Dust in the wind” luôn luôn lộng lẫy với một giai điệu du dương đầy ám ảnh và một chiều sâu ý nghĩa tuyệt vời.

Dust in the wind

“Dust in the wind” được sáng tác bởi ban nhạc progressive rock huyền thoại Kansas. Bản ballad xuất hiện trong album kinh điển của ban nhạc Mỹ vào năm 1977, “Point of Know Return”.

Ban nhạc Kansas được thành lập năm 1970 tại Topeka, Kansas, Hoa Kỳ. Lúc đầu band có tên là White Clover (Cỏ ba lá trắng) và đổi thành Kansas vào năm 1972. Ban nhạc là sự hợp nhất giữa sự phức tạp của progressive rock của Anh và sự phóng khoáng của dòng nhạc heartland sound của Mỹ. Album tuyệt tác của họ vào năm 1976, “Leftoverture” đã lọt vào top 5 của billboard và bán được 3 triệu bản trên khắp thế giới. Với niềm đam mê bắt nguồn từ sự pha trộn giữa dòng nhạc cổ điển, blue và boogies kết hợp với chất rock mạnh mẽ, Kansas đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt vào thời điểm đó với phong cách nhạc thực sự độc đáo, mới mẻ.

“Dust in the wind” là một cú hit khổng lồ của ban nhạc. Lịch sử đã kể rằng bài hát được bổ sung vào phút chót vào album “Point of Know Return” (1977) do áp lực của hãng thu âm. Họ muốn album này phải lọt được vào Top 100 hit. Sau khi thống nhất ý kiến, Kansas quyết định đưa bài hát đầy cảm xúc này vào album nằm xoa dịu công ty thu âm. Kết quả là, “Dust in the wind” trở thành “Stairway to heaven” của Led Zeppelin, hay “Smoke on the water” của Deep Purple. Bài hát đạt top 6 trong he US Billboard hot 100 charts năm 1978. Từ cuối thập niên 70 cho đến năm 2020, “Dust in the wind” vẫn đứng trên đỉnh cao của nghệ thuật như một tuyệt tác của sự tinh tế.

Vẻ đẹp du dương

“Dust in the wind” thực sự là một ngoại lệ so với phong cách âm nhạc mang đến tên tuổi của Kansas. Đó là một lời than thở độc đáo nhưng đơn giản, thẳng thắn nhưng lại hào hùng. Sự cân bằng giữa vẻ đẹp du dương và chiều sâu khuấy động tâm hồn.

Bài hát như một ca khúc dân gian (folk) cho mọi thời đại, vì nó là một điềm báo cho sự mong manh của loài người, rằng sự sống thật sự thoáng qua như thế nào.

Người kể chuyện bắt đầu thì thầm bên tai chúng ta. Một câu chuyện bằng âm thanh, rằng, anh ta không thể giữ lại những khoảnh khắc mà anh ta yêu thích để thưởng thức nó.

“I close my eyes, only for a moment, and the moment’s gone…

Có thể, bài hát được ra lấy cảm hứng từ những xích mích của band và công ty âm nhạc của họ vào thời điểm đó. Công ty thu âm đã gây áp lực lên ban nhạc và buộc họ phải đi theo định hướng âm nhạc của mình. Điều đó hoàn toàn trái ngược với giấc mơ của band: trở thành một nghệ sĩ âm nhạc với chính những nguyên tắc, phong cách của riêng họ.

Người kể chuyện, Steve Walsh, kể rằng giấc mơ của anh ấy trôi ngang qua trước mắt anh, như một sự tò mò. Một hình thức chơi chữ thú vị, rằng giấc mơ của anh ấy bị coi như là một thứ không đáng để giữ lấy và trân trọng. Rằng nó chỉ là “hạt bụi trong cơn gió”.

Hình ảnh tối tăm và thê lương lại tiếp tục được gợi lên trong lời bài hát. Trong đoạn thứ hai, anh kể rằng cuộc sống của mình lặp đi lặp lại như một bài hát cũ (“same old song”).

“Just a drop of water in an endless sea.”

Phải chăng anh muốn nói rằng ban nhạc của mình đang đắm chìm trong sự bão hòa của âm nhạc, chỉ là một giọt nước khác trong đại dương của âm nhạc? Anh tự hỏi mình về giá trị thật sự của chúng? Phải chăng đó là sự ngờ vực, sự xung đột trong tâm trí của họ về cách người khác nhìn nhận họ?

“It all crumbles to the ground though we refuse to see”.

Nhân vật chính lại kể rằng, anh ta sự cố gắng để đạt được những giấc mơ đó. Tuy vậy, mặc dù anh ta thật sự nỗ lực, tất cả đều sụp đổ xuống mặt đất mặc dù chúng ta không muốn nhìn thấy điều đó.

Vẫn chỉ là những hạt bụi nhỏ bé trong cơn gió. Một lời nhắc nhở đầy ám ảnh cho chúng ta về sự sống và cái chết. Thế giới vẫn cứ thế tiếp tục, mặc cho chúng ta có sống, làm gì, nỗ lực ra sao, đạt được những gì, hay thậm chí chết đi. Một nhận định tuy đen tối nhưng hết sức chân thật.

Khổ thơ thứ ba thậm chí còn rùng rợn hơn.

“Now, don’t hang on, nothing lasts forever but the earth and sky.”

Anh khuyên chúng ta hãy buông tay đi. Đừng cố gắng bám vếu vào thứ gì đó ngoài tầm với, sẽ không mang lại kết quả gì đâu. Rốt cuộc: mọi thứ sẽ tụt khỏi tầm tay, và tất cả tiền của bạn đã giành được chẳng thể mua nổi thêm một phút nữa. (“It slips away, and all your money won’t another minute buy.”) Rồi thứ duy nhất tồn tại mãi mãi vẫn chỉ là trái đất và bầu trời.

Một lời nhắc nhở cho chúng ta, mặc dù chúng ta có thành công như thế nào đi chăng nữa. Bất kể tài sản, sự giàu có và địa vị chúng ta đạt được là gì, cuối cùng nó vẫn không đáng kể. Cuối cùng, chúng ta rồi sẽ chết, đó là sự thật không gì có thể thay đổi được.

Rồi sự ám ảnh lại lặp đi lặp lại với những ngôn từ cắt sâu trong tâm trí:

“Dust in the Wind. All we are is Dust in the Wind.”

Hạt bụi trong cơn gió. Tất cả chúng ta chỉ là hạt bụi trong cơn gió…

Cuộc sống hữu hạn thế nào? Nó thật mỏng manh và ngắn ngủi. Cuộc sống thoáng qua trong sự vô thường của nó. Nhân loại chỉ là một đốm sáng trong quang phổ. Cuộc sống vượt qua chúng ta thật nhanh. Chúng ta quên những điều quan trọng với chúng ta nhất. Những người và những thứ chúng ta nên coi trọng. Chúng ta đặt quá nhiều tâm trí vào những vật chất và những điều vô nghĩa mà quên rằng sự tồn tại của chúng ta là một thứ sẽ trôi qua. Một gợn sóng trong ao. Một vệt sáng lung linh trên hồ nước. Một chiếc lá trong mắt bão. Một hạt cát trong cơn gió.

Đây là một bài hát nhấn mạnh sự mỏng manh của cuộc sống. Về sự vô nghĩa của những sự hào nhoáng, những vật chất mà chúng ta cố gắng nắm giữ.

Âm nhạc là nghệ thuật. Và nghệ thuật thì phải đẹp và kích thích sự tư duy. Nó làm cho chúng ta phải suy nghĩ và cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá, phân tích và nhận ra. “Dust in the wind” thật sự là một tuyệt tác. Một bản ballad của mọi thời đại. Là bản nhạc nền cho tất cả cuộc sống của chúng ta. Là hiện thân của nghệ thuật. Là sự phản ánh cho một thực tế đầy ám ảnh. Một lời nhắc nhở rằng âm nhạc có thể đẹp đến nhường nào. Và sự phức tạp về ý nghĩa của nó sẽ còn vang mãi, chừng nào chúng ta vẫn là những “hạt bụi trong cơn gió”…

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *